THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH

Việc mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh là điều tất yếu đối với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào. Một trong các hình thức mở rộng phạm vi kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn đó là thành lập chi nhánh. Liên hệ ngay Hotline - 0908 95 15 79 để được tư vấn thủ tục thành lập chi nhánh.

I- Chi nhánh là gì?

Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh công ty phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
 

II- Quy định về tên chi nhánh

Theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:  
    - Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
    - Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.
    - Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.

 

III- Một số đặc điểm của chi nhánh:

    - Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc pháp nhân, không phải là pháp nhân, có mã số thuế riêng (mã 13 số).
    - Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
    - Người đứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.
    - Doanh nghiệp có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh xác lập, thực hiện.

 

IV- Các hình thức hạch toán của chi nhánh

       Chi nhánh có hai hình thức hạch toán là hạch toán phụ thuộc và hạch toán độc lập

1- Điểm chung của chi nhánh hạch toán phụ thuộc và độc lập:

    - Đều không có pháp nhân.
    - Bộ máy nhân sự do công ty chủ quản tổ chức.
    - Vốn kinh doanh là của công ty chủ quản. 
    - Đều có quyền phát sinh hoạt động kinh doanh, được xuất hóa đơn VAT độc lập với công ty. 
    - Hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh là của công ty sau khi nộp thuế.
    - Hoạt động theo ủy quyền và phân công từ công ty. 

2- Khác nhau giữa chi nhánh hạch toán phụ thuộc và độc lập

2.1- Chi nhánh hạch toán độc lập:

     - Sử dụng con dấu và tài khoản ngân hàng riêng.
     - Sử dụng hoá đơn riêng và báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn tại cơ quan thuế quản lý chi nhánh. 
     - Trực tiếp kế khai thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN, quyết toán thuế TNDN tại cơ quan thuế quản lý chi nhánh.
     - Tự lập và nộp báo cáo tài chính năm tại cơ quan thuế quản lý chi nhánh.
     - Phòng kế toán chi nhánh là một đơn vị kế toán theo luật kế toán, có trách nhiệm tự kê khai đầy đủ sổ sách, báo cáo thuế của chi nhánh như một doanh nghiệp bình thường.

2.2- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

    a) Trường hợp chi nhánh cùng tỉnh/thành phố với công ty chủ quản:
     - Có mã số thuế riêng (mã 13 số).
     - Kê khai thuế MB, GTGT, TNCN, TNDN, BCTC năm tập trung tại cơ quan quản lý thuế công ty chủ quản.
     - Có thể sử dụng con dấu riêng hoặc không, có thể mở tài khoản ngân hàng riêng hoặc không.
     - Nếu chi nhánh phụ thuộc trực tiếp bán hàng hoá, dịch vụ thì có thể liên hệ cơ quan quản lý thuế chi nhánh để đăng ký kê khai thuế riêng và sử dụng hoá đơn riêng.
    b) Trường hợp chi nhánh khác tỉnh/thành phố với công ty chủ quản:
     - Có mã số thuế riêng (mã 13 số).
     - Kê khai thuế MB, GTGT, TNCN tại cơ quan quản lý thuế chi nhánh.
     - Quyết toán thuế TNDN và BCTC năm tập trung tại cơ quan quản lý thuế công ty chủ quản.
     - Sử dụng con dấu và tài khoản ngân hàng riêng.
     - Có thể sử dụng hoá đơn riêng và báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn tại cơ quan thuế quản lý chi nhánh.

V- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh gồm:

1- Thông báo thành lập chi nhánh công ty do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
2- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh công ty;
3- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh công ty.
4- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.
    (Mẫu Phụ lục II-7 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)

 

VI- Cách thức thực hiện đăng ký thành lập chi nhánh

1- Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp gửi thông báo về việc thành lập chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chi nhánh theo phương thức sau đây:
     a) Đăng ký trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu Tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưng.
     b) Đăng ký qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

2- Tiếp nhận xử lý hồ sơ và trả kết quả

    a) Trường hợp đăng ký trực tiếp: Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

    b) Trường hợp đăng ký qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Người nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh qua mạng thông tin điện tử theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).
    Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ, người nộp hồ sơ sẽ nhận được giấy biên nhận qua mạng thông tin điện tử.
    => Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, Phòng ĐKKD cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và thông báo cho doanh nghiệp.
    => Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, Phòng ĐKKD gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

 

VII- Thông tin bạn cần cung cấp cho Visioncon để làm thủ tục thành lập chi nhánh

==> Quý khách hàng chỉ cần nhắn trực tiếp qua zalo công ty số 0908 95 15 79 hoặc email: tuvanvs@gmail.com các thông tin sau:
        ● Chụp ảnh giấy phép đăng ký kinh doanh công ty.
        ● Địa chỉ đặt trụ sở chi nhánh?
        ● Chọn hình thức hạch toán độc lập hay phụ thuộc?
        ● Thông tin người đứng đầu chi nhánh? (có thể chọn người đại diện pháp luật công ty làm người đứng đầu chi nhánh, Chụp ảnh CMND hoặc CCCD hai mặt hoặc passport)
   

VIII- Chi phí dịch vụ

    ==> Tổng chi phí trọn gói: 900.000 đ

    ==> Tham khảo thêm các dịch vụ dành cho công ty 100% vốn Việt Nam => TẠI ĐÂY

 

IX- Thời gian làm việc

    ● Theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 03 ngày làm việc (không kể thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên trên thực tế quý khách hàng phải trừ hao thời gian xử lý hồ sơ (khoảng 1 ngày), thời gian bổ sung hồ sơ vì các lý do khách quan (3 ngày).

    ● Tổng thời gian dự kiến: từ 5-10 ngày.


XEM THÊM:
Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện => TẠI ĐÂY
Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh => TẠI ĐÂY
Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể => TẠI ĐÂY


Hãy liên hệ chúng tôi số 0908 95 15 79 hoặc (028) 6261 5511 để được tư vấn thủ tục thành lập chi nhánh cụ thể.

  Ý kiến bạn đọc

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

icon zalo     icon viber     icon telegram
hotline iconHotline:
0908 95 15 79
(028) 6261 5511
yeucau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
0908951579