THỦ TỤC TẠM NGỪNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh, triển khai công việc không hiệu quả, mất phương hướng kinh doanh, ... Một khoảng thời gian dừng lại mọi hoạt động là rất cần thiết để doanh nghiệp có thể xem xét, thiết lập lại hệ thống doanh nghiệp, tìm kiếm cơ hội mới,... Lúc này, thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh là bắt buộc phải thực hiện với cơ quan đăng ký kinh doanh. Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn. Liên hệ ngayVisioncon theo Hotline - 0908 95 15 79 để tìm hiểu dịch vụ tạm ngừng kinh doanh.

I- Tạm ngừng kinh doanh là gì?

    Căn cứ Khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì: 
    - “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020.
    - Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

 

II- Các lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh

1- Tạm ngừng hoạt động kinh doanh không phải thông báo với cơ quan quản lý thuế

    Trích dẫn Điểm a, Khoản 1, Điều 26 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP:
    "Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã gửi thông tin cấp mới; thay đổi; tạm ngừng kinh doanh; tiếp tục hoạt động sau tạm ngừng kinh doanh; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; khôi phục tình trạng pháp lý sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận; giải thể, phá sản và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã của doanh nghiệp, hợp tác xã cho cơ quan thuế bằng phương thức điện tử qua hệ thống trao đổi thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trong thời hạn 01 ngày làm việc hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã ghi nhận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã".

    Theo đó, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin tạm ngừng kinh doanh; tiếp tục hoạt động sau tạm ngừng kinh doanh cho cơ quan thuế bằng phương thức điện tử qua hệ thống trao đổi thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trong thời hạn 01 ngày làm việc hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh ghi nhận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. ==> Như vậy, doanh nghiệp chỉ cần thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về việc tạm ngừng kinh doanh mà không cần thông báo cho cơ quan quản lý thuế.
 

2- Thời gian thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về việc tạm ngưng kinh doanh

    Khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau: 
    "Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo".

    Như vậy:
    - Đối với thủ tục tạm ngừng kinh doanh => Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh
    - Đối với thủ tục tiếp tục kinh doanh trước thời hạn => Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục kinh doanh.

 

3- Thời hạn tạm ngừng kinh doanh

    a) Trích dẫn Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
       "Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm".
 
    b) Hiện nay, không có quy định về việc giới hạn số lần tạm ngừng kinh doanh và cũng không giới hạn về khoảng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp (Trước đây, theo Khoản 2 Điều 57 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì "tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm").
    
    
Như vậy: Doanh nghiệp có quyền tạm ngưng hoạt động kinh doanh liên tiếp nhiều nămmỗi lần không quá một năm.
 

4- Miễn lệ phí môn bài

    Khoản 4 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC sửa đổi Khoản 3 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC có quy định sau:
    "Người nộp lệ phí môn bài đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm”.

    Theo đó, doanh nghiệp làm thủ tục tạm ngưng kinh doanh không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngưng khi đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
     - Văn bản xin tạm ngưng hoạt động kinh doanh gửi cơ quan đăng ký kinh doanh trước ngày 30 tháng 01 năm tạm ngưng.
     - Chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngưng kinh doanh.

    Có thể thấy, nếu doanh nghiệp đã nộp lệ phí môn bài năm tạm ngưng thì không thỏa điều kiện được miễn lệ phí môn bài ==> Tất nhiên, lệ phí môn bài đã nộp sẽ không được hoàn lại.


5- Tình trạng VPĐD, chi nhánh, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh

    Khoản 4 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: "Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh".


6- Nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian tạm ngưng kinh doanh

    Điểm a Khoản 2 Điều 4 Nghị Định 126/2020/NĐ-CP quy định: Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm”.

    Như vậy, nếu doanh nghiệp làm thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch dù chỉ 1 ngày thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho kỳ không tròn đó.

 

III- Hồ sơ tạm ngưng hoạt động kinh doanh cần chuẩn bị

1- Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần:

     - Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh do người đại diện theo pháp luật ký;
     - Nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc tạm ngừng kinh doanh;
     - Bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc tạm ngừng kinh doanh;
     - Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.
       (Mẫu Phụ lục II-19 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)

2- Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH hai thành viên trở lên:

     - Thông báo tạm ngưng kinh doanh do người đại diện theo pháp luật ký;
     - Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên về việc tạm ngưng kinh doanh;
     - Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên về việc tạm ngừng kinh doanh;
     - Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.
      (Mẫu Phụ lục II-19 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)

3- Hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty TNHH một thành viên:

     - Thông báo tạm ngừng kinh doanh do người đại diện theo pháp luật ký;
     - Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
     - Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.
       (Mẫu Phụ lục II-19 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)

4- Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp tư nhân:

     - Thông báo tạm ngừng kinh doanh do chủ doanh nghệp tư nhân ký;
     - Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.
       (Mẫu Phụ lục II-19 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)

 

IV- Quy trình làm thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh

1- Nộp hồ sơ

    Doanh nghiệp gửi hồ sơ về việc tạm ngưng kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở công ty theo phương thức sau đây:
     a) Đăng ký tạm ngưng trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu Tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưng.
     b) Đăng ký tạm ngưng qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

2- Tiếp nhận xử lý hồ sơ và trả kết quả

    a) Trường hợp đăng ký trực tiếp: Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và cấp Giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

    b) Trường hợp đăng ký qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Người nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh qua mạng thông tin điện tử theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn). 
    Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ, người nộp hồ sơ sẽ nhận được giấy biên nhận qua mạng thông tin điện tử.
    => Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, Phòng ĐKKD cấp Giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và thông báo cho doanh nghiệp. 
    => Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, Phòng ĐKKD gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

 

V- Thông tin cần cung cấp cho Visioncon để làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh

==> Quý khách hàng chỉ cần nhắn trực tiếp qua zalo công ty số 0908 95 15 79 hoặc email: tuvanvs@gmail.com các thông tin sau:
        ● Chụp ảnh giấy phép đăng ký kinh doanh công ty.
 

VI- Phí dịch vụ tạm ngừng kinh doanh

    ==> Tổng phí trọn gói: 800.000 đ

    ==> Tham khảo thêm các dịch vụ dành cho công ty 100% vốn Việt Nam => TẠI ĐÂY
 

VII- Thời gian làm việc

    ● Theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới trong thời hạn 03 ngày làm việc (không kể thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên trên thực tế quý khách hàng phải trừ hao thời gian xử lý hồ sơ (khoảng 1 ngày), thời gian bổ sung hồ sơ vì các lý do khách quan (3 ngày).

    ● Tổng thời gian dự kiến: từ 5-10 ngày.


XEM THÊM:
Dịch vụ thành lập công ty - thành lập doanh nghiệp tư nhân => TẠI ĐÂY
Dịch vụ thành lập công ty - thành lập công ty TNHH một thành viên => TẠI ĐÂY
Dịch vụ thành lập công ty - thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên => TẠI ĐÂY
Dịch vụ thành lập công ty - thành lập công ty cổ phần => TẠI ĐÂY



Hãy liên hệ chúng tôi số 0908 95 15 79 hoặc (028) 6261 5511 để được tư vấn dịch vụ tạm ngừng kinh doanh cụ thể.

  Ý kiến bạn đọc

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

icon zalo     icon viber     icon telegram
hotline iconHotline:
0908 95 15 79
(028) 6261 5511
yeucau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
0908951579