Căn cứ quy định tại luật kế toán 2015 và các quy định liên quan thì có thể hiểu báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các dòng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: Tài sản; nợ phải trả; vốn chủ sở hữu; doanh thu; thu nhập khác; chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác; lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; Các dòng tiền.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính.
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm các loại tài liệu cơ bản sau:
- Báo cáo thu nhập
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh BCTC
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
Mỗi loại sẽ có công dụng và phản ảnh 1 khía cạnh sức khỏe tài chính cũng như tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
1- Căn cứ Điều 24 Luật kế toán 2015 thì sổ sách kế toán là các loại sổ dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
2- Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.
3- Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Ngày, tháng, năm ghi sổ;
- Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;
- Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
4- Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết
Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng một trong hai hệ thống sổ sách kế toán là hệ thống sổ sách kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2016 và hệ thống sổ sách kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về việc ghi sổ, lập và trình bày báo cáo tài chính.
Trong đó, Thông tư 133/2016/TT-BTC dùng cho DN vừa và nhỏ;
Thông tư 200/2014/TT-BTC áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp (không phân biệt), tùy theo doanh nghiệp lựa chọn.
Một số Doanh nghiệp có hệ thống sổ sách khá phức tạp, ngoài các sổ sách kế toán cơ bản theo quy định doanh nghiệp còn xây dựng các loại sổ, thẻ riêng để theo dõi hoạt động của đơn vị mình.
Quy mô Doanh nghiệp càng lớn thì số lượng sổ sách kế toán càng nhiều, hệ thống sổ sách kế toán vì thế càng cần phải rõ ràng, khoa học.
- Khoản 2, Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định như sau: "Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày".
- Ngoài ra, Khoản 1 Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định như sau: "Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định".
Như vậy:
Cần xác định xem doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC hay thông tư 133/2016/TT-BTC, từ đó có căn cứ để xác định thời hạn nộp báo báo tài chính năm theo đúng quy định.
Lưu ý: ngoài việc căn cứ thời hạn nộp các loại báo cáo thuế nêu trên, doanh nghiệp cần căn cứ thêm khoản 1 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 126/2020/nđ-cp ngày 19 tháng 10 năm 2020 có quy định sau:
"Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế, thời hạn cơ quan quản lý thuế giải quyết hồ sơ, thời hạn hiệu lực của quyết định cưỡng chế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó".
Căn cứ Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
- Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
- Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
- Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
- Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
- Tư vấn tính hợp pháp hóa đơn chứng từ.
- Rà soát, phân loại chứng từ.
- Kiểm tra chi phí lương, BHYT, BHXH…
- Lập bảng khấu hao tài sản cố định.
- Lập bảng phân bổ công cụ, dụng cụ, phí trả trước, phí chờ kết chuyển.
- Lập và nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Lập và nộp tờ khai quyết toán thuế thuế thu nhập cá nhân.
- Lập và nộp báo cáo tài chính năm.
- Kết chuyển, tổng hợp thông tin để lập sổ sách kế toán, kết quả kinh doanh, thuyết minh BCTC.
- Hóa đơn mua vào, bán ra phát sinh trong năm.
- Mật khẩu đăng nhập vào trang khai thuế điện tử của doanh nghiệp.
- Thiết bị chữ ký số (token) để nộp các loại báo cáo.
- Sao kê các tài khoản ngân hàng công ty.
- Bảng lương các tháng trong năm kèm theo thông tin CMND hoặc CCCD của người lao động (nếu có).
- Chứng từ nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động (nếu có).
- Số dư các tài khoản kế toán của năm trước năm báo cáo (nếu có).
==> Tổng chi phí trọn gói chỉ từ 2.000.000 đồng
==> Tham khảo thêm các gói dịch vụ kế toán tại => BẢNG GIÁ DỊCH VỤ KẾ TOÁN
XEM THÊM:
Dịch vụ kế toán trọn gói => TẠI ĐÂY
Dịch vụ kế toán - dịch vụ báo cáo thuế => TẠI ĐÂY
Hãy liên hệ chúng tôi số 0908 95 15 79 hoặc (028) 6261 5511 để được tư vấn dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ báo cáo tài chính cụ thể.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn