TƯ VẤN ĐĂNG KÝ VỐN ĐIỀU LỆ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY
TƯ VẤN ĐĂNG KÝ VỐN ĐIỀU LỆ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY
Để hiểu rõ hơn về vốn điều lệ trước khi thành lập công ty. VISION CONSULT xin tư vấn cho quý khách hàng như sau:

1. Trước hết, bạn phân biệt rõ hai khái niệm vốn điều lệ và vốn pháp định.
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật, chỉ các ngành nghề sau mới cần đến vốn pháp định:
Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty. Tuy nhiên, nếu bạn đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty, nhưng nếu bạn đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính…
2. Điểm cần lưu ý là mức vốn điều lệ sẽ là cơ sở để áp dụng bậc thuế môn bài cho công ty của bạn:
Vốn điều lệ không nhất thiết phải là vốn góp bằng tiền Việt Nam hay ngoại tệ, mà còn có thể là bằng tài sản, công nghệ, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kĩ thuật… do thành viên, chủ sử hữu, cổ đông góp để tạo thành vốn và được ghi trong Điều lệ công ty.
Tại thời điểm thành lập công ty, bạn có thể đăng ký vốn điều lệ cao hơn số vốn thực có của các thành viên góp vốn. Sau thời hạn 90 ngày (luật doanh nghiệp 2014 áp dụn từ 01/07/2015) kể từ ngày công ty bạn được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì các thành viên (công ty TNHH hai thành viên trở lên), chủ sở hữu (công ty TNHH một thành viên), cổ đông (công ty cổ phần) phải hoàn thành nghĩa vụ góp đủ số vốn điều lệ đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu hết thời hạn này mà số vốn góp vẫn không đủ thì có thể làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh theo hướng giảm vốn điều lệ, hoặc nếu đã góp đủ và muốn góp thêm thì công ty có thể tăng vốn điều lệ.
Để hiểu rõ hơn về vốn điều lệ trước khi thành lập công ty. VISION CONSULT xin tư vấn cho quý khách hàng như sau:

1. Trước hết, bạn phân biệt rõ hai khái niệm vốn điều lệ và vốn pháp định.
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật, chỉ các ngành nghề sau mới cần đến vốn pháp định:
Ngành nghề | Vốn pháp định | |
Ngân hàng |
NHTM nhà nước | 3000 tỷ VNĐ |
NHTM cổ phần | 3000 tỷ VNĐ | |
NH liên doanh | 3000 tỷ VNĐ | |
NH 100% vốn nước ngoài | 3000 tỷ VNĐ | |
Chi nhánh NH nước ngoài | 15 triệu USD | |
NH chính sách | 5000 tỷ VNĐ | |
NH đầu tư | 3000 tỷ VNĐ | |
NH phát triển | 5000 tỷ VNĐ | |
NH hợp tác | 3000 tỷ VNĐ | |
Quỹ tín dụng nhân dân TW | 3000 tỷ VNĐ | |
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở | 0,1 tỷ VNĐ | |
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng |
Công ty tài chính | 500 tỷ VNĐ |
Công ty cho thuê tài chính | 150 tỷ VNĐ | |
Kinh doanh BĐS | 6 tỷ VNĐ | |
Dịch vụ đòi nợ | 2 tỷ VNĐ | |
Dịch vụ bảo vệ | 2 tỷ VNĐ | |
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài | 5 tỷ VNĐ | |
Sản xuất phim | 1 tỷ VNĐ | |
Kinh doanh vận chuyển hàng không | Vận chuyển hàng không quốc tế: Khai thác 1-10 tàu bay | 500 tỷ VNĐ |
Vận chuyển hàng không quốc tế: Khai thác 11-30 tàu bay | 800 tỷ VNĐ | |
Vận chuyển hàng không quốc tế: Khai thác >30 tàu bay | 1000 tỷ VNĐ | |
Vận chuyển hàng không nội địa: Khai thác 1-10 tàu bay | 200 tỷ VNĐ | |
Vận chuyển hàng không nội địa: Khai thác 11-30 tàu bay | 400 tỷ VNĐ | |
Vận chuyển hàng không nội địa: Khai thác >30 tàu bay | 500 tỷ VNĐ | |
Doanh nghiệp cảng hàng không | Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế | 100 tỷ VNĐ |
Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa | 30 tỷ VNĐ | |
Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không | Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế | 30 tỷ VNĐ |
Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa | 10 tỷ VNĐ | |
Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa | 10 tỷ VNĐ | |
Dịch vụ kiểm toán | 3 tỷ 5 tỷ (áp dụng kể từ ngày 1/1/2015) |
|
Thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất | Không sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông | Thiết lập mạng trong phạm vi 1 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương: 5 tỷ VNĐ |
Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực: 30 tỷ VNĐ | ||
Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc: 100 tỷ VNĐ | ||
Có sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông. | Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực: 100 tỷ VNĐ | |
Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc: 300 tỷ VNĐ | ||
Thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất | Có sử dụng kênh tần số vô tuyến điện | 20 tỷ VNĐ |
Không sử dụng băng tần số vô tuyến điện (mạng viễn thông di động ảo). | 300 tỷ VNĐ | |
Có sử dụng băng tần số vô tuyến điện | 500 tỷ VNĐ | |
Thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh | 30 tỷ VNĐ |
Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty. Tuy nhiên, nếu bạn đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty, nhưng nếu bạn đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính…
2. Điểm cần lưu ý là mức vốn điều lệ sẽ là cơ sở để áp dụng bậc thuế môn bài cho công ty của bạn:
Vốn điều lệ | Bậc thuế môn bài | Mức thuế môn bài (đồng/năm) |
Trên 10 tỷ đồng | 1 | 3.000.000 |
Từ 5 đến 10 tỷ đồng | 2 | 2.000.000 |
Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng | 3 | 1.500.000 |
Dưới 2 tỷ đồng | 4 | 1.000.000 |
Vốn điều lệ không nhất thiết phải là vốn góp bằng tiền Việt Nam hay ngoại tệ, mà còn có thể là bằng tài sản, công nghệ, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kĩ thuật… do thành viên, chủ sử hữu, cổ đông góp để tạo thành vốn và được ghi trong Điều lệ công ty.
Tại thời điểm thành lập công ty, bạn có thể đăng ký vốn điều lệ cao hơn số vốn thực có của các thành viên góp vốn. Sau thời hạn 90 ngày (luật doanh nghiệp 2014 áp dụn từ 01/07/2015) kể từ ngày công ty bạn được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì các thành viên (công ty TNHH hai thành viên trở lên), chủ sở hữu (công ty TNHH một thành viên), cổ đông (công ty cổ phần) phải hoàn thành nghĩa vụ góp đủ số vốn điều lệ đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu hết thời hạn này mà số vốn góp vẫn không đủ thì có thể làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh theo hướng giảm vốn điều lệ, hoặc nếu đã góp đủ và muốn góp thêm thì công ty có thể tăng vốn điều lệ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn